Chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp hồ sơ kế toán
Chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp hồ sơ kế toán
Sắp xếp hồ sơ chứng từ kế toán rất quan trọng trong việc lưu trữ chứng từ và đặc biệt nhất là làm sao cho thuận tiện khi cơ quan thuế xuống kiểm tra. Bài viết dưới đây kế toán PPI Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp hồ sơ kế toán. Mời các bạn cùng theo dõi.
1, Hồ sơ khai thuế năm
– Báo cáo tài chính;
– Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
* Qúy
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
* Tháng
Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
* Hóa đơn
Nếu là hóa đơn đặt in cần có:
– Hợp đồng in hóa đơn (Kèm biên bản hủy kèm biên bản giao nhận hóa đơn, thanh lý hợp đồng,…);
– Thông báo phát hành hóa đơn.
* Các hồ sơ khác:
– Giấy phép đăng ký kinh doanh;
– Tờ khai thuế môn bài;
– Phụ lục II-1 về đăng ký tài khoản ngân hàng;
– Giấy nộp tiền và bảng kê các khoản phát sinh và nộp ngân sách nhà nước.
2, Sổ kế toán
– Sổ nhật ký chung;
– Sổ nhật ký thu tiền;
– Sổ nhật ký chi tiền;
– Sổ nhật ký mua hàng;
– Sổ nhật ký bán hàng;
– Sổ cái tài khoản: Tất cả các tài khoản phát sinh;
– Sổ chi tiết tài khoản;
– Sổ quỹ tiền mặt;
– Sổ tiền gửi ngân hàng (Chi tiết từng ngân hàng);
– Bảng trích khấu hao tài sản cố định;
– Thẻ tài sản cố định;
– Bảng phân bổ CCDC;
– Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa;
– Thẻ kho;
– Sổ chi tiết công nợ phải thu;
– Sổ chi tiết công nợ phải trả;
– Biên bản đối chiếu công nợ đến hết năm tài chính;
– Sổ chi tiết tiền vay.
Các sổ khác theo yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp.
3, Chứng từ kế toán
Chứng từ gốc mua vào (hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên kẹp với ủy nhiệm chi hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt), bán ra xếp theo thứ tự kê khai của tờ khai thuế GTGT.
Ngoài ra hóa đơn mua vào, bán ra phô tô để kẹp với các chứng từ khác:
– Phiếu thu: kẹp với hóa đơn GTGT, cuống séc rút tiền Tài khoản ngân hàng và các chứng từ liên quan khác,…
– Phiếu chi: kẹp với hóa đơn mua vào, giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, đề nghị tạm ứng và các chứng từ liên quan khác;
– Phiếu nhập kho (Hàng hóa): Kẹp với hóa đơn mua vào là hàng hóa;
– Phiếu xuất kho (Hàng hóa): Kẹp với hóa đơn bán ra
– Phiếu kế toán khác;
– Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
– Sổ phụ tài khoản ngân hàng.
4, Hồ sơ lao động tiền lương
– Hồ sơ của người lao động;
– Hợp đồng lao động;
– Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
– Bảng chấm công;
– Bảng thanh toán tiền lương;
– Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
– Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
– Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
– Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
– Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm.
5, Hợp đồng
– Hợp đồng mua vào;
– Hợp đồng bán ra;
– Tờ khai hải quan (Nếu có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu);
– Hồ sơ dự toán quyết toán công trình kèm theo bản phô tô các chi phí liên quan (Nếu là Doanh nghiệp xây dựng);
– Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Tùy theo thực tế của mỗi Doanh nghiệp mà có thêm các hồ sơ chứng từ khác.
Nguồn: sưu tầm
Trên đây kế toán PPI đã chia sẻ về cách sắp xếp hồ sơ kế toán. Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho các bạn. Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ kế toán cũng như khóa học kế toán tại PPI, vui lòng liên hệ:
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542
Website: www.ketoanppivietnam.vn
Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam
Email: ktppivietnam@gmail.com