Hotline tư vấn dịch vụ kế toán:

Bảo hiểm xã hội

Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Ở bài viết trước kế toán PPI đã chia sẻ về các trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Ở bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể về cách tính tiền hưởng chế độ thai sản trong từng trường hợp nhé

1, Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

* Thời gian hưởng chế độ khám thai:

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 1 ngày, trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lí hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều này tính theo ngày làm việc , không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

* Mức hưởng:

Tiền thai sản = Mức bình quân tiền lương 6 tháng đóng BHXH trước khi nghỉ khám thai : 24 x 100%x số ngày nghỉ.

Trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai mà đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH.

thai sản

2, Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con

* Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận con nuôi.

– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH nhưng thời gian đóng BHXH của mẹ chưa đủ 6 tháng trước khi sinh thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. (Điều kiện: lao động nam phải đóng bhxh từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con)

* Theo đó, tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.

Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 1.800.000 đồng x 02 = 3.600.000 đồng.

3, Chế độ thai sản khi sảy thai:

*Thời gian:

Khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lí thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được tính như sau:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng thai sản quy định tại khoản 1 điều này tính cả nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

*Mức hưởng:

Mức hưởng = bình quân 6 tháng tiền lương trước khi sảy thai: 30 x số ngày được hưởng.

4, Chế độ thai sản khi sử dụng biện pháp tránh thai

*Thời gian: 

  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai
  • Tối đa 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
  • Thời gian tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

*Mức hưởng:

Mức hưởng = bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi thực hiện biện pháp tránh thai : 30 x 100% x số ngày nghỉ.

5, Chế độ thai sản trong thời gian sinh con.

* Đối với lao động nữ sinh con:

* Thời gian hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con:

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

* Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con 

Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con = Bình quân 6 tháng tiền lương trước khi sinh con x số tháng nghỉ việc

Thaisan 1616831057886970937545

* Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết

  •  Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
  •  Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá trước và sau khi sinh con là 06 tháng;

Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Mức hưởng = mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x số tháng được nghỉ

* Đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con

*Thời gian hưởng:

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  •  05 ngày làm việc;
  •  07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  •  Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  •  Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

* Mức hưởng:

Tiền thai sản khi vợ sinh con = Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x 100% x số ngày được nghỉ.

* Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ

TH1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ

TH2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

TH3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

TH4: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

TH5: Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

*Lưu ý: Đối với trường hợp cha đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính dựa trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Bài viết trên  kế toán PPI đã chia sẻ với bạn đọc về cách tính tiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về BHXH cũng như các vấn đề liên qua đến kế toán – thuế, quý bạn đọc vui lòng theo dõi chúng tôi qua các kênh sau:

ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542

Website: www.ketoanppivietnam.vn

Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam

Email: ktppivietnam@gmail.com

 

 

 

 

 

Viết bài: adminppi

Website chuyên nghiệp - Tăng doanh thu

Bạn nhận được 1 mã giảm giá 10% dịch vụ Thiết kế website. Giảm 40% dịch vụ quảng cáo Google Ads.
Đăng ký tư vấn ngay!