Quy trình kế toán bán hàng. Một số kinh nghiệm khi làm kế toán bán hàng
Quy trình kế toán bán hàng. Một số kinh nghiệm khi làm kế toán bán hàng
1, Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Quy trình của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp được thực hiện qua các bước cụ thể như sau:
+ Bước 1: Kế toán bán hàng tiếp nhận đơn đặt hàng/hợp đồng từ nhân viên bán hàng hoặc từ phòng kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Bước 2: Trên cơ sở đơn đặt hàng, kế toán bán hàng kiểm tra lượng tồn kho của hàng hóa tại doanh nghiệp.
– Nếu số lượng hàng tồn kho không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, kế toán bán hàng phải thông báo lại cho bộ phận bán hàng để nhân viên bán hàng (hoặc phòng kinh doanh) tư vấn lại cho khách hàng hoặc hủy đơn hàng.
– Nếu số lượng hàng tồn kho đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kế toán bán hàng lập phiếu yêu cầu xuất kho và chuyển cho thủ kho để làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng. Đồng thời, kế toán bán hàng lập hóa đơn, phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng hóa gửi cho nhân viên bán hàng (hoặc phòng kinh doanh) để giao cho khách hàng.
+ Bước 3: Kế toán bán hàng hạch toán nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng này.
Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán tiến hành lập hóa đơn cho dịch vụ vừa cung cấp. Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ có liên quan để hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2.Chứng từ kế toán bán hàng
Những chứng từ kế toán làm căn cứ ghi nhận vào sổ sách kế toán bao gồm:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Hóa đơn bán hàng;
+ Phiếu xuất kho;
+ Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, giấy báo Nợ, giấy báo Có…;
+ Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; bảng kê thanh toán đại lý;
+ Biên bản thừa thiếu hàng, biên bản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…;
+ Biên bản xác nhận hoàn thành dịch vụ;
+ Báo giá, đơn đặt hàng, hợp đồng bán…;
+ Các chứng từ liên quan khác có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng.
3. Một số kinh nghiệm làm kế toán bán hàng
– Kiểm tra và cập nhật thường xuyên các nghiệp vụ mua bán hàng hóa phát sinh; đảm bảo phản ánh đầy đủ nghiệp vụ vào sổ sách kế toán.
– Sắp xếp, lưu trữ hóa đơn, sổ sách, chứng từ cẩn thận, khoa học; tránh thất thoát tài liệu hoặc không tìm thấy khi cần đối chứng.
– Theo dõi thường xuyên, tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời tất cả các khoản phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thường xuyên theo dõi doanh thu, chi phí, công nợ để nắm được tình hình bán hàng của doanh nghiệp, phân tích, báo cáo và tham mưu kịp thời cho ban giám đốc doanh nghiệp.
– Biết kiểm tra số liệu và liên kết với các phân hệ kế toán khác để đảm bảo khớp đúng số liệu.
Bài viết trên kế toán PPI đã chia sẻ về quy trình làm kế toán bán hàng cũng như kinh nghiệm làm kế toán bán hàng. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ kế toán và khóa học kế toán, vui lòng liên hệ.
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542
Website: www.ketoanppivietnam.vn
Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam
Email: ktppivietnam@gmail.com