Hotline tư vấn dịch vụ kế toán:

Tài liệu kế toán

12 nội dung bắt buộc giải trình khi tiếp đón đoàn thanh tra thuế

12 nội dung bắt buộc giải trình khi tiếp đón đoàn thanh tra thuế

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không tránh khỏi việc phải đối mặt với các kiểm tra và thanh tra thuế từ cơ quan chức năng. Để đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật, doanh nghiệp cần tiếp đón đoàn thanh tra thuế một cách chuyên nghiệp và chu đáo. Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng Kế toán PPI tìm hiểu về những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cùng với 12 nội dung bắt buộc giải trình khi đón tiếp đoàn thanh tra thuế. 

1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi nhận được thông báo thanh tra thuế

+ Từ chối kiểm tra/thanh tra nếu không có quyết định chính thức từ cơ quan thuế.

+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra/thanh tra thuế, trừ khi có quy định khác của pháp luật.

+ Có thể đề nghị lùi lại thời gian thanh tra/kiểm tra thuế khi có lý do chính đáng và thuyết phục để vượt qua trở ngại nếu có.

+ Xem xét lại kê khai trước khi quyết định kiểm tra được công bố và điều chỉnh nhanh chóng các khoản thuế chưa được kê khai hoặc kê khai không đủ để tránh phạt.

+ Kiểm tra biên bản thanh tra/kiểm tra để đảm bảo có chữ ký của Trưởng đoàn và thể hiện ý kiến trước khi ký vào biên bản.

+ Nếu không đồng ý với kết luận thanh tra/kiểm tra, doanh nghiệp có thể nộp đơn khiếu nại bao gồm:

  • Đơn khiếu nại và các tài liệu kèm theo, bao gồm các văn bản, quyết định hành chính của cơ quan thuế có liên quan.

  • Nộp đơn khiếu nại trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi đơn qua đường bưu chính.

+ Trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà doanh nghiệp không đồng ý, có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Đối với vùng sâu, vùng xa có đi lại khó khăn, thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

  • Trong khiếu nại lần hai, doanh nghiệp phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

  • Hết thời hạn giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với quyết định, doanh nghiệp có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. 12 nội dung bắt buộc giải trình khi đón tiếp đoàn thanh tra thuế

  • Giải trình số dư TK 133 không khớp với tờ khai thuế GTGT
  • Giải trình chênh lệch số phát sinh TK 511 không khớp với doanh thu trên tờ khai thuế GTGT
  • Giải trình chênh lệch số dư tài khoản 3331 không khớp với tờ khai thuế GTGT
  • Giải trình ghi nhận doanh thu không có giá vốn
  • Giải trình giá vốn cao hơn giá bán
  • Giải trình tình hình bán phế liệu thu hồi
  • Giải trình dư nợ tài khoản 331
  • Giải trình dư có tài khoản 131
  • Giải trình hàng tồn kho dư giá trị lớn
  • Giải trình số dư TK hàng tồn kho không khớp với tổng hợp nhập xuất tồn
  • Giải trình số dư TK 211, 214 không khớp với sổ TSCĐ
  • Giải trình số dư tài khoản 242 không khớp với sổ theo dõi CCDC

3. Tài liệu thông thường cần chuẩn bị trong quá trình kiểm tra/thanh tra thuế

  • Sổ sách kế toán.
  • Chứng từ gốc hàng tháng như hóa đơn mua vào, phiếu chi, giấy báo ngân hàng, phiếu nhập kho, hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
  • Chứng từ bán ra như hóa đơn bán ra, phiếu thu, giấy báo ngân hàng, phiếu xuất kho, hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
  • Báo cáo tài chính hàng tháng/hàng quý/hàng năm.
  • Sổ sách kế toán hàng năm và báo cáo tài chính theo quy định.
  • Hồ sơ đã nộp cho cơ quan thuế bao gồm tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
  • Tài liệu liên quan đến thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
  • Các hợp đồng kinh tế và lao động, thang bảng lương, quyết định bổ nhiệm và điều chỉnh lương.
  • Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, bao gồm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các văn bản quyết định miễn, giảm thuế (nếu có).

4. Lời kết

Hy vọng bài viết trên của Kế toán PPI đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Khi doanh nghiệp đối mặt với quá trình kiểm tra hoặc thanh tra thuế, việc tuân thủ, chuẩn bị và giải trình 12 nội dung bắt buộc giải trình khi đón tiếp đoàn thanh tra thuế là một phần quan trọng để bảo vệ quyền lợi và duy trì tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Logo Ppi 500

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ SỐ 1 HIỆN NAY

(Dịch vụ kế toán và Tư vấn thuế của PPI Việt Nam, được đánh giá cao bởi khách hàng vì cung cấp các giải pháp phù hợp và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.)

HOTLINE: 0944.32.5559 (HỖ TRỢ 24/7)

Website:  www.ketoanppivietnam.vn

Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam

Email:  ktppivietnam@gmail.com

Viết bài: adminppi

Website chuyên nghiệp - Tăng doanh thu

Bạn nhận được 1 mã giảm giá 10% dịch vụ Thiết kế website. Giảm 40% dịch vụ quảng cáo Google Ads.
Đăng ký tư vấn ngay!