Công việc kế toán thuế cần làm trong doanh nghiệp
Công việc kế toán thuế cần làm trong doanh nghiệp
Kế toán thuế một bộ phận vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, chuyên phụ trách các vấn đề khai báo thuế trong doanh nghiệp.Vậy công việc của kế toán thuế là gì? Trong bài viết ngày hôm nay các bạn hãy cùng kế toán PPI đi tìm hiểu về công việc mà kế toán thuế cần phải làm nhé.
1, Tìm hiểu “GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÍ KINH DOANH” và nắm bắt các thông tin giấy phép như:
Tên công ty, MST, địa chỉ…để thuận tiện nhất cho các giao dịch kế toán bạn có thể ghi lại hoặc lưu trong điện thoại để bất kỳ lúc nào cũng có thể cung cấp thông tin cho nhà cung cấp để viết hóa đơn, hoặc lập các hóa đơn chứng từ, giấy nộp tiền UNC thanh toán tiền cho khách hàng…
Ngoài ra giấy phép còn cho biết số vốn công ty bạn là bao nhiêu, lĩnh vực kinh doanh… nhớ lưu những thông tin này cẩn thận trong điện thoại.
2, Xử lí hồ sơ, sổ sách, chứng từ
– Toàn bộ các hóa đơn GTGT đã xuất ra từ lúc thành lập công ty hoặc sau lần quyết toán thuế gần nhất. Bạn sẽ kiểm tra lại toàn bộ số hóa đơn đầu ra này và xếp theo thứ tự rà soát xem có thất thoát bất kỳ tờ hóa đơn nào hay không
– Bảng kê hóa đơn dịch vụ mua vào kẹp cùng toàn bộ các HĐ GTGT đầu vào. Với những hóa đơn từ 20 triệu trở lên các bạn nhớ đánh dấu riêng hoặc có UNC kèm theo.
– Các tờ khai tháng, quý sắp xếp theo năm riêng biệt
– Bộ báo cáo tài chính các năm
– Sổ sách kế toán từng năm. ( Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản,…)
– Hợp đồng mua, bán, và các loại hợp đồng kinh tế, hợp đồng nguyên tắc phát sinh
– Hồ sơ nhân sự ( Sơ yếu lý lịch, đăng ký giảm trừ gia cảnh, bảng điểm, bằng cấp,…)
– Toàn bộ phiếu thu, phiếu chi đã ghim kẹp đầy đủ các chứng từ kèm theo
– Sao kê sổ phụ ngân hàng, hồ sơ vay vốn,… các chứng từ phát sinh liên quan đến ngân hàng
– Báo cáo NHẬP – XUẤT – TỒN kho hàng hóa. Nếu cty có hoạt động nhập khẩu thì chuẩn bị từng bộ chứng từ XNK gồm : Tờ khai HQ, Hợp đồng ngoại, Invoice, packing list và các hóa đơn vận chuyển, lưu kho…. tại nước ngoài và VN.
– Hồ sơ bảo hiểm ( Báo tăng, giảm, chế độ thai sản, ốm đau cho cán bộ công nhân viên,…)
3, Kiểm tra nhanh lại số liệu công ty
– Kiểm tra hóa đơn đầu ra các năm xem có khớp với doanh thu đã kê khai hay chưa
– Kiểm tra lại toàn bộ các hóa đơn đầu vào của DN.
– Đối chiếu với kê khai có thể đã kê khai nhưng bị mất chứng từ gốc
– Kê khai lệch số tiền so với hóa đơn
– Giá trị có hóa đơn trên 20 triệu có thanh toán bằng tiền mặt không. Nếu có cần tách riêng và có biện pháp xử lý trước khi cơ quan thuế xuống kiểm tra quyết toán
=> Những hóa đơn không đúng quy định, hoặc không phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng vẫn lấy hóa đơn ghi tăng chi phí rất có thể những trường hợp này sẽ bị loại ra khi thanh tra quyết toán thuế
4, Kiểm tra rà soát lại sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, phát hiện những định khoản sai tính chất, nhầm tài khoản, số tiền.
– Kiểm kê quỹ xem lượng tiền tồn quỹ đến ngày nhận bàn giao.
– Kiểm kê kho hàng hóa. Nếu có mất mát hàng lỗi hỏng có bất kỳ vấn đề gì lập biên bản kiểm kê.
– Ghi nhận công nợ người mua người bán đến thời điểm hiện tại. Ghi lại những khách hàng tiềm năng và nhà cung cấp lớn cũng như những khoản nợ khó đòi.
=> Thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ đó tư vấn cho giám đốc điều hành ra các quyết định đúng đắn và kịp thời.
* Đối với đơn vị sản xuất: Kế toán vật tư tổng hợp số liệu các sản phẩm đang được sản xuất tại đơn vị, tập hợp số liệu cho Hội đồng kiểm kê. Căn cứ vào số liệu của kế toán vật tư, Hội đồng Kiểm kê đánh giá % hoàn thành của các sản phẩm dở dang. Số liệu này thường được sử dụng để tính lương cho công nhân đối với các đơn vị áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm, và xác chi phí dở dang cuối kỳ.
* Đối với các đơn vị xây dựng: Kế toán vật tư tổng hợp các số liệu vật tư, các yếu tố chi phí khác đã đưa vào công trình. Căn cứ vào số liệu này, cùng với dự toán và Hợp đồng xây dựng đã ký kết, Hội đồng kiểm kê đánh giá % hoàn thành công trình.
+ Căn cứ vào số liệu của kế toán công nợ, kế toán thanh toán chuẩn bị sẵn các chứng từ thanh toán, đảm bảo việc thanh toán (sau khi được duyệt) diễn ra nhanh chóng trong khoảng thời gian gấp rút cuối năm.
+ Đối chiếu công nợ và gửi thư xác nhận công nợ cuối kỳ với các khách hàng. Số liệu đối chiếu công nợ không chỉ là số liệu làm căn cứ lên kế hoạch thanh toán mà còn là cơ sở để kế toán khóa sổ cuối kỳ.
+ Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, kế toán tổng hợp tiền lương cho nhân viên trong đơn vị (theo thời gian hoặc theo sản phẩm), các khoản sắp phải chi, đối ứng với các khoản tạm ứng đến thời hạn thu hồi nhưng chưa thu hồi.
Trên đây là các công việc kế toán thuế cần làm trong doanh nghiệp. Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về các công việc của 1 kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp
Bài viết trên kế toán PPI đã chia sẻ về các công việc kế toán thuế cần làm trong doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ kế toán và khóa học kế toán, vui lòng liên hệ.
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542
Website: www.ketoanppivietnam.vn
Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam
Email: ktppivietnam@gmail.com