Hotline tư vấn dịch vụ kế toán:

Nguyên kí kế toán

Cách viết hóa đơn, hạch toán về chiết khấu thương mại

Cách viết hóa đơn, hạch toán về chiết khấu thương mại

Chiết Khấu Thương Mại điện Tử1

1, Chiết khấu thương mại là gì?

– Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá đã niêm yết mà doanh nghiệp đã giảm trừ cho những khách hàng đã mua sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa với một số lượng lớn để hưởng chế độ chiết khấu đã được thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế hoặc dựa trên cam kết mua bán hàng hóa.

– Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:

+ Theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên).

+ Sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).

+ Sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).

– Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau.

2, Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại

Theo Khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định các viết hóa đơn Chiết khấu thương mại thì có 3 trường hợp sau:

Có 3 trường hợp viết hóa đơn về chiết khấu thương mại:

2.1. Trường hợp 1: Chiết khấu theo từng lần mua

– Trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại (giá đã được giảm trừ so với giá niêm yết) => Thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

– Bên bán không hạch toán Tài khoản chiết khấu thương mại (TK 521), chỉ ghi nhận doanh thu và giá vốn tương ứng hàng bán ra, ghi:

+ Nợ TK 111, 112, 131

+ Có TK 511

+ Có TK 33311

– Bên mua ghi nhận hàng mua vào bình thường, như hàng mua không hưởng chiết khấu thương mại, ghi:

+ Nợ TK 152, 153, 156

+ Nợ TK 1331

+ Có TK 111, 112, 331

2.2. Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại theo Số lượng, doanh số

* Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, nếu bên mua có số tổng các lần mua đạt được số lượng, doanh số đã thỏa thuận để được hưởng khoản chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trên hóa đơn của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

– Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn (<) Số tiền trên hóa đơn Lần mua cuối cùng thì có thể trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó.

– Nếu số tiền chiết khấu Lớn hơn (>) Số tiền trên hóa đơn Lần mua cuối cùng thì phải Lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm Bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh trước đó.

* Bên mua và Bên bán Kê khai doanh số mua, bán, thuế GTGT đầu vào, đầu ra.

2.3. Trường hợp 3: Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số

Sau khi kết thúc chương trình (Kỳ) rồi mới tính toán số tiền chiết khấu thương mại được hưởng thì Bên bán được lập Hóa đơn riêng biệt để Điều chỉnh giảm giá các hóa đơn trước đó, tương tự như trường hợp 2 nêu trên.

3, Hạch toán chiết khấu thương mại

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm nêu trên nêu trên, bên bán ghi nhận tài khoản chiết khấu thương mại (TK 521). Bên mua hạch toán:

* Nếu hàng còn tồn kho thì số tiền chiết khấu thương mại được phân bổ để ghi giảm giá trị hàng tồn kho (Theo chuẩn mực kế toán số 2): Có TK 152, 153, 156,… (Hoặc ghi nợ bằng số âm); ghi giảm số thuế GTGT: Có TK 1331 (Hoặc ghi Nợ bằng số Âm); Ghi Tăng tiền hoặc công nợ phải trả: Nợ TK 111, 112, 331 (hoặc ghi có bằng số âm).

* Nếu hàng không còn tồn kho thì số tiền chiết khấu thương mại được ghi giảm giá vốn hàng bán: Có TK 632 (Hoặc ghi Nợ bằng số Âm).

* Nếu Số tiền Chiết khấu thương mại đã đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý,… thì ghi giảm chi phí tương ứng: Có TK 154, 642 (Hoặc ghi Nợ bằng số âm).

* Lưu ý 1: Nếu Chiết khấu thương mại được trả bằng chứng từ chi, thu, cấn trừ công nợ (Thuộc diện không dùng hóa đơn) thì bên bán hạch toán vào tài khoản 521.

– Bên mua là doanh nghiệp thì không phân bổ số tiền chiết khấu để giảm giá trị hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán số 2 “Hàng tồn kho”, mà được xem là khoản thu phải chịu thuế thu nhập (TK 711), điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào.

– Bên mua là cá nhân (Người tiêu dùng hoặc là Đại lý bán hàng hóa) thì Bên bán phải khấu trừ (1%) thuế TNCN.

(Công văn 1162/TCT-TNCN ngày 21/03/2016).

* Lưu ý 2: Không được ghi số âm trên hóa đơn điều chỉnh giảm.

 

Bài viết trên đã chia sẻ về cách viết hóa đơn, hạch toán về chiết khấu thương mại. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ kế toán và khóa học kế toán, vui lòng liên hệ.

ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542

Website: www.ketoanppivietnam.vn

Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam

Email: ktppivietnam@gmail.com

Viết bài: adminppi

Website chuyên nghiệp - Tăng doanh thu

Bạn nhận được 1 mã giảm giá 10% dịch vụ Thiết kế website. Giảm 40% dịch vụ quảng cáo Google Ads.
Đăng ký tư vấn ngay!