Điều kiện hưởng chế độ thai sản?
Chế độ thai sản là gì? Điều kiện hưởng chế độ thai sản?
Trong hệ thống Bảo hiểm xã hội, việc chi trả tiền thai sản là một phần quan trọng của các chính sách xã hội nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho người lao động trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Nhưng liệu bạn đã biết rõ bảo hiểm xã hội trả tiền thai sản như thế nào và điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Chế độ thai sản là gì?
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Điều kiện về đối tượng hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, những người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Cụ thể, những trường hợp sau đây được coi là đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản:
a) Lao động nữ đang mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Để được hưởng chế độ thai sản, người lao động cần thỏa mãn một số điều kiện về thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH). Cụ thể:
-
Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
-
Lao động nữ sinh con, đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, thì cần đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi vẫn có quyền hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo điều 32,33,34,35,36 và 37 của luật BHXH số 58/2014/QH14 của quốc hội quy định chi tiết thời gian hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản như sau:
Thời gian hưởng chế độ khám thai
- Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 1 ngày, trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lí hoặc thai không bình thường thì dduwowcj nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều này tính theo ngày làm việc , không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lí
Khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lí thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được tính như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng thai sản quy định tại khoản 1 điều này tính cả nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sử dụng biện pháp tránh thai
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai
- Tối đa 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Điều kiện | Thời gian nghỉ | |
Lao động nữ | Trước và sau khi sinh con | 6 tháng |
Trước khi sinh | Tối đakhông quá 2 tháng | |
Sinh đôi trở lên | Tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. | |
Lao động nam | Vợ sinh thường | 05 ngày làm việc |
Vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh vợ sinh con dưới 32 tuần tuổi | 07 ngày làm việc | |
Sinh đôi | 10 ngày làm việc | |
Sinh 3 trở lên | cứ mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày | |
Sinh đôi trở lên phải phẫu thuật | 14 ngày làm việc |
* Lưu ý:
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian đóng BHXH
* Ngoài ra:
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật
* Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
Bài viết trên, kế toán PPI đã chia sẻ về các chế độ thai sản và điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Ở bài viết sau kế toán PPI sẽ chia sẻ chi tiết về cách tính tiền trợ cấp thai sản. Mời quý bạn đọc theo dõi
-
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542
Website: www.ketoanppivietnam.vn
Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam
Email: ktppivietnam@gmail.com