Cách xử lý khi đóng bảo hiểm xã hội bị trùng ở hai đơn vị
Tình trạng đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết các chế độ khi nghỉ việc. Vậy cách xử lý khi bạn đóng bảo hiểm trùng ở hai đơn vị như thế nào? Bài viết dưới đây kế toán PPI sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội bị trùng.
1, Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là gì?
– Theo nguyên tắc, mỗi người lao động sẽ chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội. Trong quá trình làm việc tại nhiều đơn vị, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
– Tuy nhiên, thực tế nhiều người lao động bị đóng trùng bảo hiểm xã hội trong cùng một khoảng thời gian. Do vậy khi người lao động xin hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ không được giải quyết hay khó khăn khăn khi chốt sổ bảo hiểm xã hội.
* Nguyên nhân đóng trùng bảo hiểm: là do người lao động được nhiều công ty tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc nguyên nhân do người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên khiến BHXH bị đóng trùng. Người lao động khi có thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội sẽ phải đề nghị 1 trong 2 công ty làm thủ tục giảm trùng theo quy định.
2, Xử lý tình trạng đóng bảo hiểm xã hội bị trùng như thế nào?
Có các cách để xử lý vấn đề đóng bảo hiểm xã hội bị trùng như sau:
* Giảm trùng quá trình tham gia bảo hiểm xã hội
– Nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng ở cả 2 công ty cần đề nghị doanh nghiệp đóng trùng làm thủ tục giảm quá trình đóng bảo hiểm xã hội
– Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy trình thu bảo hiểm xã hội… và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì các giấy tờ cần có khi thực hiện thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội như:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh các thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK3-TS cùng Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017;
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ & BNN theo mẫu D02-LT.
- Bảng kê thông tin theo Mẫu D01-TS kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
– Người lao động nộp sổ bảo hiểm xã hội có thời gian tham gia đóng bị trùng cho công ty nơi đang làm việc để làm thủ tục giảm trùng và gộp sổ bảo hiểm. Nếu người lao động làm việc tự do thì nộp sổ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết.
* Gộp sổ đối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trùng nhau
Theo quy định, nếu bạn có 2 sổ bảo hiểm xã hội sẽ bị thu hồi để hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng… vào sổ mới. Nếu người lao động không thừa nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì trình bày rõ trong bảng kê
* Hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trùng như thế nào?
– Căn cứ tại khoản 2.5 Điều 2 Quy trình và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người lao động đóng trùng sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả theo quy định. Cụ thể sau khi xác định cách xử lý khi đóng trùng thì người lao động gửi đề nghị để được hỗ trợ hoàn tiền.
– Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội được tính bằng số tiền đóng thừa vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền hoàn trả tính cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.
Bài viết trên kế toán PPI đã hướng dẫn cách xử lý khi đóng bảo hiểm xã hội bị trùng ở hai đơn vị. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích với các bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ kế toán và khóa học kế toán, vui lòng liên hệ.
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542
Website: www.ketoanppivietnam.vn
Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam
Email: ktppivietnam@gmail.com