Hotline tư vấn dịch vụ kế toán:

Tài liệu kế toán

Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro về thuế trong chuyển giá

Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro về thuế trong chuyển giá

   1. Giao dịch liên kết là gì?

    – Giao dịch liên kết là những giao dịch của các bên có quan hệ liên kết phát sinh trong quá trình SX, KD như hoạt động: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp DV; đi vay, cho vay, DV tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.

    – Giao dịch liên kết là mua, bán, vay, cho vay, … của các bên có quan hệ liên kết

Related Party Transactions
                                   Giao dịch liên kết là gì? Rủi ro về thuế trong chuyển giá

   2. Dấu hiệu, hành vi chuyển giá trong giao dịch liên kết

   2.1 Chuyển giá là gì?

   – Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu.

  2.2 Những dấu hiệu, hành vi chuyển giá của các giao dịch liên kết thường gặp?

  Những hành vi chuyển giá trong giao dịch liên kết

   + Doanh nghiệp lỗ liên tục nhiều năm vẫn luôn mở rộng đầu tư và doanh thu ngày càng tăng;

   + Doanh thu thấp hơn hay bẳng với giá vốn hàng bán;

   + Doanh nghiệp chuyển giá thông qua góp vốn của bên nước ngoài là tài sản, chuyển giao công nghệ định giá quá cao;

   + Chuyển giá thông qua CCDV, nhiều khi dịch vụ có hợp đồng mà thực tế không phát sinh;

   + Thanh toán các phí dịch vụ như tiếp thị, quảng cáo, quản lý tư vấn, hỗ trợ, hoa hồng,… hay các chi phí phân bổ cho DN trong tập đoàn thường không chứng minh dịch vụ đã được cung cấp.

   + Thanh toán hộ cho công ty trong tập đoàn không thu phí bảo lãnh, chi phí vốn;

   Chi trả các khoản về nhãn hiệu, bản quyền, phí giấy phép không chứng minh được tính hợp lý;

   + Trả lãi vay cao hơn lãi suất của ngân hàng cho vay (cùng điều kiện về xếp hạng tín dụng);

   + Thực hiện một số công việc không tính phí cho công ty liên kết;

   + Giao dịch nhiều với các DN có thuế suất ưu đãi;

   + Các công ty lãi trong giai đoạn ưu đãi nhưng giảm lãi dần trong giai đoạn hết ưu đãi

   3.3 Những lưu ý khi kiểm tra, thanh tra chuyển giá

   Nguyên nhân thúc đẩy chuyển giá

    + Có sự chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt nam với nhiều quốc gia trên thế giới, có ưu đãi thuế giữa các ngành nghề, lĩnh vực trong cùng quốc gia tạo ra những “vùng trũng” khi thực hiện nghĩa vụ thuế

    + Quy định về hạn chế thanh toán bằng tiền mặt là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thành lập các công ty con, công ty liên kết để chuyển từ trốn thuế sang chuyển giá để tránh thuế, đặc biệt là chuyển giá từ kinh doanh thông thường sang lĩnh vực xã hội hóa đang được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (như y tế, giáo dục, thể thao, nông nghiệp,…)

    + Dựa vào quyền tự định đoạt giá mua, giá bán thực hiện hoạt động chuyển giá để mua lỗ các công ty không có quan hệ liên kết nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc chuyển giá để tạo lãi giả làm giá trên thị trường chứng khoán.

    Quy định pháp luật về chuyển giá

    Gần đây, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có GDLK và Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 20 giao dịch liên kết có những nội dung cơ bản sau:

    + Phân tích so sánh

    + Phân tích so sánh và loại trừ khác biệt;

    + Các phương pháp xác định giá thị trường;

    + Trách nhiệm và quyền hạn của CQT;

    + Quyền và nghĩa vụ của NNT

   Phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết:

    + Nhưng phương pháp xác định giá của Giao dịch liên kết

    + Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;

    + Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận;

    + Phương pháp phân bổ lợi nhuận;

    Trước đó, Quy định pháp luật áp dụng Thông tư 66/2010/TT-BTC có những điểm khác nhau với Nghị định 20 về giao dịch liên kết.

 

    Bài viết trên kế toán PPI đã trả lời cho câu hỏi về giao dịch liên kết. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ kế toán và khóa học kế toán, vui lòng liên hệ.

ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542

Website: www.ketoanppivietnam.vn

Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam

Email: ktppivietnam@gmail.com

Viết bài: adminppi

Website chuyên nghiệp - Tăng doanh thu

Bạn nhận được 1 mã giảm giá 10% dịch vụ Thiết kế website. Giảm 40% dịch vụ quảng cáo Google Ads.
Đăng ký tư vấn ngay!