Hotline tư vấn dịch vụ kế toán:

Tài liệu kế toán

Khái quát chung về kế toán, nguyên lí kế toán

Khái quát chung về kế toán, nguyên lí kế toán

Khái Quát Chung Về Kế Toán

1, Nguyên lí kế toán là gì?

    Nguyên lí kế toán đề cập đến các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản, đồng thời giới thiệu về chu trình kế toán trong 1 loại hình doanh nghiệp

2, Khái niệm kế toán

    – Theo luật kế toán năm 2015, số 88/2015/QH13 có đưa ra định nghĩa về kế toán như sau:

    “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

     – Theo định nghĩa:

       + Thu thập là ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ kế toán.

       + Xử lý là quá trình hệ thống quá những dữ liệu, thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ kế toán.

       + Cung cấp là việc hợp nhất dữ liệu để tạo thành báo cáo tài chính

     – Căn cứ vào các số liệu về hoạt động kinh tế, kế toán sẽ lập báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật, báo cáo nội bộ theo yêu cầu của quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức.

     Nói một cách dễ hiểu, kế toán là quá trình thực hiện công việc ghi chép số liệu, thu thập thông tin chứng từ, phân tích và xử lý thông tin tài chính, các hoạt động liên quan đến dòng tiền và tài sản của doanh nghiệp, của nội bộ công ty.

     Kế toán là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng trong công ty doanh nghiệp, từ phạm vi quản lý kinh tế trong từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đến phạm vi lớn hơn, bao quát hơn như toàn bộ nền kinh tế.

     Tùy theo mỗi cơ cấu tổ chức cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà bộ phận kế toán được phân chia thành các thành phần khác nhau như: kế toán tổng hợp, kế toán quản trị, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán công nợ,…

3, Đối tượng của kế toán

   – Đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

   – Thông qua việc theo dõi các đối tượng kế toán, bộ phận kế toán có thể ghi lại chi tiết các biến động tài sản dưới dạng “bút toán”, từ đó tổng hợp thành các báo cáo phản ánh đầy đủ bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

     Đối tượng kế toán có thể được biểu thị thành hai mặt: Tài sản và nguồn vốn.

3.1 Tài sản

    – Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

    – Tài sản có thể được biểu hiện dưới hình thái vật chất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.

    – Dựa vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi thì tài sản trong doanh nghiệp được phân chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

    + Tài sản ngắn hạn: Là các tài sản có thời gian sử dụng dưới 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh, thường thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng. Tài sản ngắn hạn có thể là tiền hoặc các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho hoặc các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn…

    + Tài sản dài hạn: Là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng hay luân chuyển hơn một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh và có tính thanh khoản thấp hơn tài sản ngắn hạn do không thể thu hồi được ngay.

3.2 Nguồn vốn

   + Nợ phải trả: là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ như ngân hàng, nhà cung cấp. Nợ phải trả bao gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn.

   + Vốn chủ sở hữu: là các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông hay các thành viên góp vốn.

     Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu  và các nguồn phải trả để tạo thành tổng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho các hoạt động trong doanh nghiệp. 

     Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản…

4, Chức năng nhiệm vụ của kế toán

  – Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.

  – Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau.

  – Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định

  – Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt.

    Trên đây kế toán PPI đã khái quát chung các vấn đề liên quan đến kế toán và nguyên lí kế toán. Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc.

    Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ kế toán cũng như khóa học kế toán tại PPI Việt Nam, vui lòng liên hệ

ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542

Website: www.ketoanppivietnam.vn

Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam

Email: ktppivietnam@gmail.com

Viết bài: adminppi

Website chuyên nghiệp - Tăng doanh thu

Bạn nhận được 1 mã giảm giá 10% dịch vụ Thiết kế website. Giảm 40% dịch vụ quảng cáo Google Ads.
Đăng ký tư vấn ngay!