Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.Vậy người lao động cần có điều kiện gì để hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Hãy cùng kế toán PPI đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1, Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
– Người lao động tham gia ký kết các hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc sau phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
2, Chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là gì?
– Căn cứ tại Điều 42 Luật việc làm 2013, chính sách bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Trợ cấp thất nghiệp
+ Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
+ Hỗ trợ học nghề
+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Mỗi chế độ lại yêu cầu những điều kiện hưởng nhất định.
3, Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…
4, Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp theo mức hưởng hằng tháng = 60% x (tiền lương 6 tháng đóng BHTN liền kề/6)
Trong đó:
– Đối với người lao động tính lương dựa trên mức lương cơ sở: mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng không quá 05 lần mức lương cơ sở;
– Đối với người lao động nhận lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
Lưu ý:
+ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng đến 36 tháng sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp và sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
5, Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023
* Bước 1: Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm.
– Thời hạn nộp: Trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
– Cách thức nộp:
+ Nộp trực tiếp.
+ Nộp hồ sơ online tại Cổng Dịch vụ công quốc gia.
* Bước 2: Chờ trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết rồi nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
– Thời hạn giải quyết: Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng thì trong 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và gửi quyết định này cho người lao động.
* Bước 3: Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
– Thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
* Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp nộp online
– Khi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp online thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, người lao động cần chuẩn bị bản chụp hoặc scan một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc rồi tải lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cụ thể:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. Số lượng: 01 bản.
– Một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Quyết định sa thải.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+ Thông báo/thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc.
+ Xác nhận chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động.
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản.
+ Quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã.
=> Hồ sơ online không yêu cầu nộp sổ bảo hiểm xã hội nhưng người lao động phải đảm bảo toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên hệ thống.
Trên đây, PPI đã chia sẻ về điều kiện, mức hưởng và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất, hi vọng bài viết đã cung cấp được các thông tin bổ ích cho các bạn. Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ kế toán cũng như khóa học kế toán tại PPI Việt Nam, vui lòng liên hệ:
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542
Website: www.ketoanppivietnam.vn
Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam
Email: ktppivietnam@gmail.com