Hotline tư vấn dịch vụ kế toán:

Tin tức

Trợ cấp thôi việc việc là gì? Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc việc là gì? Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp bắt buộc mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động khi thôi việc và chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy để nhận được trợ cấp thôi việc thì cần những điều kiện gì và nức hưởng trợ cấp thôi việc được tính như thế nào. Mời các bạn cùng kế toán PPI theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Điều kiện để nhận trợ cấp thôi việc

Theo điều 46 Bộ luật lao động 2019: người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1, Chấm dứt hợp đồng lao động thuộc 1 trong những trường hợp sau:

+ Hết hạn hợp đồng lao động

+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đòng lao động hợp pháp

2, Làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động

3, Không thuộc trường hợp đủ điều kiện nhận lương hưu

4, Không thuộc trường hợp bị sa thải

TrỢ CẤp ThÔi ViỆc

 Cách tính tiền trợ cấp thôi việc:

Cứ mỗi năm không được tham gia Bảo hiểm thất nghiệp công ty sẽ phải trả cho người lao động 1/2 tháng lương.

Công thức tính tiền trợ cấp thôi việc như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x 1/2 x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó: 

+ Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: Theo khoản 3 điều 12 thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:

Tiền lương làm căn cứ tính trả trự cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bố sung khác quy định tại điểm a, tiết b1, điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 điều 3 thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = tổng thời gian người lao động đã làm việc- thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

*Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng)

Trường hợp có tháng lẻ <= 6 tháng thì được làm tròn bằng 6 tháng (1/2 năm làm việc)

+ Trên 6 tháng được tính bằng 1 năm làm việc

+Theo điểm a khoản 3 điều 8 nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian thử việc.

+ Từ 01/01/2009 mới bắt đầu áp dụng luật Bảo hiểm thất nghiệp, vì vậy những người đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2009 trờ đi mới được đóng Bảo hiểm thât nghiệp, còn trước đó là không có.

Bài tập tính trợ cấp thôi việc:

Bài tập 1: Anh Phong, Anh Lâm làm việc tại công ty A theo hợp đồng không xác định thời hạn. Anh Phong làm việc từ 01/03/ 2006, anh Lâm làm việc từ 01/04/2011 (cả 2 không có thời gian thử việc).
Do tìm được việc làm với mức lương cao hơn, hai anh xin chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty A đồng ý và nghỉ việc kể từ ngày 01/06/2013. Hãy tính trợ cấp Thôi việc cho anh Phong, anh Lâm được hưởng khi rời khỏi Công ty, biết rằng:
– Anh Phong được công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2009.
– Anh Lâm được công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi ký hợp đồng.
Từ khi làm việc cho công ty A anh Phong được trả lương như sau:
+ 01/03/2006- 31/12/2008: 3 triệu đồng/ tháng.
+ 01/01/2009- 31/12/2011: 4 triệu đồng/ tháng.
Ngày 01/01/2012 đến khi thôi việc anh Phong được nâng lương lên 5 triệu 200 ngàn đồng/ tháng.
Từ khi làm việc cho công ty A anh Lâm được trả lương 4 triệu 500 ngàn đồng/ tháng

Lời giải: 

1, Đối với trường hợp của anh Lâm:

+ Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = bình quân tiền lương 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Anh Lâm nghỉ việc từ ngày 01/06/2013. Tiền lương từ khi bắt đầu làm ở cty A đến khi nghỉ việc của anh Lâm là 4,5tr. 

=> Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc của anh Lâm = 4,500,000 x 6 : 6 = 4,500,000 đ

+ Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc = tổng thời gian người lao động đã làm việc – thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Anh Lâm bắt đầu làm việc ở cty A từ ngày 01/04/2011, không có thời gian thử việc mà kí hợp đồng lao động và đóng bhxh luôn. Mà theo quy định từ năm 2009 luật bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng

=> Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc của anh Lâm = 0

=> Tiền trợ cấp thôi việc của anh Lâm = 4,500,000×1/2×0=0

=> Anh Lâm không được nhận trợ cấp thôi việc

2, Đối với trường hợp của anh Phong:

+ Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = bình quân tiền lương 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Anh Phong nghỉ việc từ ngày 01/06/2013. Tiền lương 6 tháng trước khi nghỉ việc của anh Phong là 5,2tr. 

=> Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc của anh Phong = 5,200,000 x 6 : 6 = 5,200,000đ

+ Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc = tổng thời gian người lao động đã làm việc – thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Anh Phong bắt đầu làm việc ở cty A từ ngày 01/03/2006, không có thời gian thử việc mà kí hợp đồng lao động và đóng bhxh luôn. Mà theo quy định từ năm 2009 luật bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng. 

=> Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc của anh Phong được tính từ trước năm 2009. Cụ thể là từ ngày 01/03/2006 đến 31/12/2008.

Vậy thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc của anh Phong = (31/12/2008-01/03/2006)=34 tháng tương đương với 2,83 năm.

Theo quy định được làm tròn lên thành 3 năm

=> Tiền trợ cấp thôi việc của anh Lâm = 5,200,000×1/2×3=7,800,000.

Vậy tổng tiền trợ cấp thôi việc mà anh Phong nhận được sau khi nghỉ ở công ty A là 7,800,000đ. Còn anh Lâm thì không được nhận trợ cấp thôi việc.

Tóm lại, ở bài viết trên kế toán PPI đã chia sẻ cho bạn độc về điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc tại công ty. Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm kiến thức và nắm bắt được các quyền lợi của người lao động nói chung và chính bản thân mình nói riêng khi xin nghỉ việc tại công ty.

Để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác, vui lòng theo dõi PPI theo các kênh sau đây:

ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 – Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông – Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P. Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 535 542

Website: www.ketoanppivietnam.vn

Fanpage: Kế Toán PPI_Việt Nam

Email: ktppivietnam@gmail.com

 

 

 

 

Viết bài: adminppi

Website chuyên nghiệp - Tăng doanh thu

Bạn nhận được 1 mã giảm giá 10% dịch vụ Thiết kế website. Giảm 40% dịch vụ quảng cáo Google Ads.
Đăng ký tư vấn ngay!